Thế giới chưa mở cửa, giá cà phê trong nước đã tăng
Hoạt động an sinh xã hội của VietinBank tập trung vào các lĩnh vực xây dựng nhà ở cho người nghèo, xây dựng các trường học, công trình y tế, các công trình hạ tầng tại các địa bàn khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, xây dựng hạ tầng góp phần củng cố an ninh, quốc phòng.Tính riêng năm 2024, VietinBank đã dành hơn 500 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội với hơn 2.637 ngôi nhà ở cho người nghèo và gia đình chính sách cùng nhiều công trình ý nghĩa khác. Ngoài ra, VietinBank cũng rất chú trọng đồng hành cùng đất nước trong lĩnh vực y tế cũng như các chương trình thăm hỏi hộ nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ.Bên cạnh những nỗ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, VietinBank còn cam kết là đơn vị tiên phong đồng hành trong các sự kiện đặc biệt của nước nhà, gần đây nhất có thể nhắc đến chương trình nghệ thuật chính luận "Sống trong lòng dân".Tối ngày 18.1.2025 vừa qua, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, chương trình gặp mặt tôn vinh những tấm gương công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tiêu biểu với chủ đề "Sống trong lòng dân" do Bộ Công an tổ chức đã diễn ra thành công trong không khí trang trọng, ấm áp và đầy xúc động. Tham gia chương trình trên vai trò là đơn vị đồng hành, VietinBank mong muốn được góp phần vào công cuộc tri ân và tôn vinh lực lượng chiến sĩ công an xã - những người luôn âm thầm cống hiến, tận tâm, tận lực "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.Sự kiện có sự tham gia của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành cùng gần 300 đại diện tiêu biểu công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở của gần 9.000 xã, thị trấn trong cả nước.Gần 5 năm thực hiện Chính quy Công an xã với hơn 55.000 cán bộ đưa về các xã, thị trấn, lực lượng công an tại cơ sở đã trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu, trực tiếp giải quyết mâu thuẫn từ khi mới nhen nhóm, giúp người dân tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phòng chống tội phạm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Kết quả trong năm 2024 đã có hơn 16.800 căn nhà "0 đồng" được bàn giao cho người dân trên khắp cả nước do Bộ Công an kết hợp cùng lực lượng công an tại địa phương triển khai và thực hiện. Cũng trong cơn bão Yagi lịch sử, Bộ Công an đã huy động hơn 150.000 lượt cán bộ, chiến sĩ xuyên suốt ngày đêm giúp nhân dân, mưu trí dũng cảm và chủ động phòng chống thiên tai, tham gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ổn định cuộc sống cho nhân dân giảm thiệt hại tối đa về người và tài sản.Thực hiện đề án "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử", lực lượng công an đã không quản ngại nắng, mưa vất vả đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để làm thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) cho người già yếu, người tàn tật đi lại khó khăn trên địa bàn. Hơn 105 triệu thông tin cư dân trên cả nước đã được thu thập thần tốc, hơn 102,5 triệu thẻ CCCD & CC đã được cấp trong đó 87,7 triệu CCCD gắn chíp được cấp mới, gần 81 triệu hồ sơ định danh điện tử được thu nhận, kích hoạt hơn 60 triệu tài khoản, hệ thống dữ liệu không ngừng được cập nhật bổ sung thông tin, làm giàu kho dữ liệu của quốc gia.Bên cạnh đó, các đơn vị công an cấp xã đã phối hợp với cán bộ văn hóa cấp xã, các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện rà soát, thu thập cập nhật thông tin liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Kết quả đã thu về hơn 618.000 thông tin liệt sĩ, trong đó có 302.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính, nhiều gia đình đã đón nhận niềm vui vỡ òa sau thời gian chờ đợi kết quả giám định ADN để rồi các anh trở về trong giọt nước mắt của niềm hạnh phúc.Ngay trong chương trình, Bộ Công an đã chính thức phát động chiến dịch chia sẻ hình ảnh đẹp trên không gian mạng vì cuộc sống bình yên của nhân dân với tên gọi "chiến dịch Hoa hướng Dương" nhằm lan tỏa và nhân lên những sáng kiến hay, những câu chuyện quan tâm chăm lo, giúp đỡ nhau giữa người dân và lực lượng công an, đảm bảo ANTT tại cơ sở.Chương trình "Sống trong lòng dân" được đồng hành bởi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Thông qua sự kiện ý nghĩa này, VietinBank không chỉ mong muốn lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp và tôn vinh những cống hiến thầm lặng của lực lượng công an xã mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến mục tiêu chung là gắn kết cộng đồng, vì tương lai phát triển bền vững.Xin hãy cứu giúp em học sinh lớp 5 ở Bình Tân bị ung thư máu
Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn…
VNG đồng hành cùng Esports tại SEA Games 32
Xuân Son lên bàn mổ vào ngày 6.1 (một ngày sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 tại Thái Lan. Một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng là giai đoạn, anh được chuẩn bị trở lại thi đấu.Đó là giai đoạn 4 (4-6 tháng sau mổ) - giai đoạn mang tính quyết định với sự nghiệp của Xuân Son. Sau khoảng 4 tháng, khi các cơ bắp, xương và khớp đã phục hồi đáng kể, Xuân Son bước vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phục hồi – chuẩn bị trở lại thi đấu. Mục tiêu chính của giai đoạn này là khôi phục hoàn toàn khả năng vận động và phối hợp, đảm bảo anh có thể thi đấu ở cấp độ cao.Xuân Son tiếp tục thực hiện các bài tập mô phỏng tình huống thi đấu thực tế, giúp anh làm quen với các chuyển động nhanh và mạnh mẽ, tương tự như trong các trận đấu thực tế. Các bài tập phối hợp giữa cơ thể và kỹ năng chuyên môn được chú trọng để cải thiện tốc độ, sức mạnh và khả năng phản ứng nhanh.Đây là giai đoạn mà Xuân Son sẽ được kiểm tra khả năng của mình trong môi trường thi đấu mô phỏng, từ đó điều chỉnh lại các kỹ năng cần thiết trước khi trở lại sân cỏ chính thức.Thời gian phục hồi và dự báo: Sau 6 tháng, nếu quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại thi đấu chính thức. Tuy nhiên, việc đảm bảo anh có thể tái hòa nhập với CLB đội tuyển và thi đấu ở mức độ cao đòi hỏi một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.Thạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Bệnh viện Vinmec nói: "Lộ trình phục hồi chức năng của Xuân Son chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. Trong 1-2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Son sẽ được phép thi đấu trở lại".Dự kiến sau khoảng 8 tháng, nếu không có biến chứng và quá trình hồi phục không gặp trở ngại, Xuân Son có thể đạt được phong độ thi đấu đỉnh cao, trở lại mạnh mẽ và đóng góp quan trọng cho đội tuyển quốc gia. Như vậy, vào khoảng tháng 7.2025, Xuân Son được phép tái xuất và đến khoảng tháng 9.2025, anh có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như anh vốn có. Chấn thương không chỉ là thử thách đối với Xuân Son mà còn là cơ hội để anh thể hiện sự kiên trì, nỗ lực và tinh thần chiến đấu không mệt mỏi. Các bước hồi phục khoa học và hợp lý sẽ giúp Xuân Son sớm quay lại sân cỏ và tiếp tục cống hiến cho đội tuyển Việt Nam.
Theo đó, qua thanh tra 21 trường học, 10 UBND các xã, phường và phòng chức năng của UBND TX.An Khê (Gia Lai) giai đoạn 2022 - 2023, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đã thẩm định, phê duyệt quyết toán hàng năm cho các trường học trên địa bàn không đúng quy định về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực vùng III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025… Kết quả, đã chi tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định hơn 8,8 tỉ đồng.Trong công tác đầu tư xây dựng tại UBND 10 xã, phường của TX.An Khê đã để xảy ra sai sót về khối lượng thép, bê tông, đơn giá với số tiền hơn 430 triệu đồng. Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chủ tịch UBND TX.An Khê kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.Bên cạnh đó, qua thanh tra về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Tài chính tỉnh Gia Lai đã phát hiện sai phạm hơn 5,6 tỉ đồng. Cụ thể, trong 3 năm (từ 2021 - 2023), sở này đã dùng chi phí phục vụ công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (kinh phí thẩm tra) với số tiền hơn 4,7 tỉ đồng chi cho cá nhân giám đốc sở và 6 công chức của Phòng Tài chính - Đầu tư.Trong đó, ông Nguyễn Anh Dũng (giám đốc sở) được chi hơn 843 triệu đồng; 6 công chức Phòng Tài chính - Đầu tư gồm: Bà Lê Thị Kiều Trinh (trưởng phòng) 765 triệu đồng, ông Lê Trọng Tôn hơn 1,1 tỉ đồng, ông Nguyễn Văn Trung hơn 779 triệu đồng, bà Đoàn Huỳnh Như Liễu hơn 764 triệu đồng, bà Đỗ Thị Ngọc Thảo 375 triệu đồng, ông Phạm Văn Đoàn hơn 7 triệu đồng. Theo Thanh tra tỉnh Gia Lai, trách nhiệm chính đối với những thiếu sót, sai phạm này thuộc về người đứng đầu Sở Tài chính và kế toán, các phòng, cá nhân có liên quan. Sở này cũng sử dụng hơn 315 triệu đồng chi tiếp khách không liên quan đến công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Trong đó chỉ có hơn 138 triệu đồng thể hiện có lịch làm việc thực tế, còn lại hơn 176 triệu đồng chi tiếp khách không có lịch làm việc, không rõ đối tượng tiếp, tiếp khách ngoài tỉnh không đúng quy định. Sở Tài chính tỉnh Gia Lai còn dùng nguồn kinh phí không tự chủ, chi không đúng quy định hơn 989 triệu đồng gồm: Chi sai vận hành các phần mềm hơn 632 triệu đồng; kinh phí Hội đồng thẩm định giá đất chi sai 103 triệu đồng; kinh phí đào tạo, tập huấn hơn 89 triệu đồng; kinh phí cải cách hành chính năm 2020 chi sai hơn 24 triệu đồng; kinh phí sửa chữa nhà làm việc chi sai hơn 35 triệu đồng.Tranh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu sở này và các cá nhân có liên quan tùy theo mức độ sai phạm.
Hơn 20 năm không cất được nhà vì quy hoạch treo
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.